Quả cam - những lợi ích đối với sức khoẻ | Mua bán cam sành

Quả cam và những lợi ích đối với sức khoẻ

09:15 PM, 23/11/2021 922

Quả Cam – một loại cây ăn trái truyền thống của người Việt Nam. Đây là một loại trái cây chứa nhiều tinh dầu mang mùi thơm đặc trưng, là loại trái cây hay dùng làm nước giải khát, cung cấp cho cơ thể hàm lượng viatmin C lớn. Hãy cùng Foody24h  tìm hiểu những công dụng nổi bật mà cam mang lại cho sức khỏe nhé!

Xuất xứ của quả cam

Cam (Citrus sinensis Rutaceae) là loài cây ăn quả cùng họ với bưởi, quýt, chanh, tắc. Nó có quả nhỏ hơn quả bưởi, vỏ mỏng, tùy vào loại mà khi chín có màu da cam hoặc màu xanh, có vị ngọt hoặc hơi chua. Loài cam là một cây lai được trồng từ xưa, có thể lai giống giữa loài bưởi (Citrus maxima) và quýt (Citrus reticulata).

Đây là cây nhỏ, cao đến khoảng 10 m, có cành gai và lá thường xanh dài khoảng 4-10 cm. Cam bắt nguồn từ Đông Nam Á, có thể từ Ấn Độ, Việt Nam hay miền nam Trung Quốc.

 

cam sành

1. Phân loại Quả cam

Một số loại cam hiện có tại Việt Nam

Cam sành : Được trồng nhiều tại các tỉnh đồng bằng sông cửa lưu của nước ta, cam sành cho trái quanh năm, mùa chính là mùa vào tháng 10- tháng 4 của năm sau. Cây cao trung bình, thích nghi rộng, năng suất cao. Khối lượng quả trung bình 150 – 250 g, ngon thơm ngọt đậm.

Cam xoàn: Cam xoàn năng suất cao, vị ngọt nhưng có điểm hạn chế so với các giống cam khác là thịt quả có màu vàng nhạt, lượng nước quả ít, trong qúa trình canh tác nếu không chăm sóc tốt sẽ dẫn đến múi bị dễ bị chai sượng.

 

cam xoan

 

Cam Ham Lin: Là giống của Mỹ, được đưa vào Việt Nam từ năm 1971 thông qua Cu Ba. Hamlin là giống chín sớm vào tháng 9 – 10, vỏ quả mỏng, khối lượng quả trung bình 200 g/quả, ngọt đậm, 0 – 5 hạt/quả.

Cam Vinh: Giống Cam Vinh là tên của một loại trái cây thuộc chi Cam chanh được gắn chỉ dẫn địa lý với địa danh Vinh (Nghệ An, Việt Nam).

Trái Cam Vinh quả tròn đều, mọng nước, vàng đều. Màu vàng của cam Vinh là màu vàng tươi chanh pha với màu xanh, chứ không phải màu vàng da cam.

Kể cả phần tép cam cũng vàng nhẹ chứ không phải màu vàng cam.Cam chỉ thu hoạch từ tháng 9 âm tới tết.

Cam Vinh bán vào mùa khác không phải cam trái mùa mà là cam Trung Quốc giả dạng cam Vinh. Cam Vinh thường được dùng để ăn miếng bổ cau, ép lấy nước cam, xay lấy sinh tố. Phần vỏ cam ép lấy tinh dầu.

 

cam sành

 

Phần hạt cam cũng được dùng để làm nước gội đầu..1.3. Thành phần dinh dưỡng

Mỗi 100 gram quả cam có chứa:

  • 87,6 g nước
  • 104 microgram carotene – một loại vitamin chống oxy hóa
  • 30 mg vitamin C
  • 10,9 g chất tinh bột
  • 93 mg kali
  • 26 mg canxi
  • 9 mg magnesium
  • 0,3 g chất xơ
  • 4,5 mg natri
  • 7 mg Chromium
  • 20 mg phốt pho
  • 0,32 mg sắt

Giá trị năng lượng 1 quả cam là 48 kcal

Không chứa chất béo hay cholesterol, cam nổi tiếng vì chứa nhiều vitamin C và được chứng minh là loại quả có tác dụng chống viêm, chống khối u, ức chế đông máu và chống oxy hóa mạnh.

Trên thực tế, hàm lượng vitamin C chỉ chiếm 15 – 20% tổng số các chất kháng oxy hóa trong trái cây này, trong khi những hợp chất khác có khả năng chống oxy hóa cao gấp 6 lần vitamin C: hesperidin từ flavanoid có nhiều trong lớp vỏ xơ trắng, màng bao múi cam và một ít trong tép, hạt cam, có khả năng giảm cholesterol xấu (LDL) và tăng cholesterol tốt (HDL).

 

cam sành

2. Lợi ích từ  quả cam

2.1. Nguồn cung cấp vitamin C – tăng sức đề kháng cho cơ thể

Nước cam chứa hàm lượng Vitamin C rất cao có thể hỗ trợ kích thích sản xuất các tế bào trắng. Từ đó tăng cường hệ thống miễn dịch và giúp cơ thể chống lại bệnh tật.

Bên cạnh đó, nước cam cũng chứa lượng vitamin A, đồng, folate và các chất dinh dưỡng khác giúp các hoạt động của hệ thống miễn dịch luôn ở trạng thái tốt nhất.

Ngoài ra, thiamine (vitamin B1) có trong nước cam cũng có hiệu quả cao trong việc tăng cường hệ thống miễn dịch và giúp cơ thể chống lại sự tấn công từ bên ngoài cơ thể.

2.2 Giúp cân bằng huyết áp

Một trong những công dụng của nước cam phổ biến là hỗ trợ làm hạ huyết áp. Cam rất giàu kali, có thể làm giảm căng thẳng trong mạch máu, hạn chế tác dụng của natri và giúp hạ huyết áp một cách tự nhiên.

Ngoài ra, kali trong cam có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, bảo vệ tim và chống lại các cơn đột quỵ.

2.3. Điều hòa mức cholesterol và đường huyết cho cơ thể

Các synephrine alkaloid dưới vỏ cam có tác dụng giảm tần suất sản xuất cholesterol ở gan. Nguồn chất xơ dồi dào hòa tan giảm lượng cholesterol trong máu đồng thời nguy cơ bệnh tim giảm đáng kể.

Đồng công dụng của chất xơ là giúp bạn giữ cảm giác no lâu hơn, làm chậm phân hủy các carbohydrate và ngăn ngừa sự tăng lên của lượng đường trong máu. Như vậy, không phải xa lạ, cam là thực phẩm tốt trong việc kiểm soát lượng đường trong máu của bệnh nhân tiểu đường.

2.4. Phòng chống ung thư

Trong quả cam có chứa hợp chất liminoid giúp cơ thể chống lại ung thư miệng, da, phổi, núi đôi, dạ dày và ruột kết. Ngoài ra, các vitamin C cao có trong cam cũng như là một chất chống oxy hóa tốt để bảo vệ các tế bào của cơ thể.

2.5. Trị chứng táo bón

Ăn hoặc uống nước cam vào bữa sáng liên tục trong vài ngày sẽ giúp bạn khắc phục chứng táo bón rất hiệu quả. Đồng thời, khi uống nước cam vào buổi sáng cũng sẽ mang lại cho bạn tinh thần phấn chấn để bắt đầu một ngày mới. Buổi sáng cũng là thời điểm cơ thể hấp thu tốt nhất các canxi và các vitamin trong quả cam. Không nên uống nước cam vào buổi tối vì sẽ gây ra chứng khó ngủ.

3. Cách dùng quả cam

Cam được trồng rộng rãi ở những nơi có khí hậu ấm áp, và vị cam có thể biến đổi từ ngọt đến chua. Cam thường lột vỏ và ăn lúc còn tươi, hay vắt lấy nước uống đều tốt.

Vỏ cam dày, có vị đắng, thường bị vứt đi nhưng có thể chế biến thành thức ăn cho súc vật bằng cách rút nước bằng sức ép và hơi nóng. Nó cũng được dùng làm gia vị hay đồ trang trí trong một số món ăn. Trong Đông Y, vỏ cam được sử dụng trong một số bài thuốc chữa bệnh như:

Chữa táo bón: Vỏ cam 250 g, cho 2 bát nước vào nấu nhừ, ăn dần trong ngày.

Chữa ho có đờm, giã rượu: Vỏ cam 250 g (thái nhỏ, sao vàng), muối nửa thìa cà phê, cho vào 3 bát nước, sắc còn 1 chén, uống 2 lần trong ngày.

Chữa chứng phù thũng ở sản phụ: Vỏ cam phơi khô, tán bột, mỗi lần uống một thìa cà phê bột này với 30 ml rượu nếp, uống mỗi ngày 3 lần trong 3-5 ngày.

Chữa đầy hơi, khó tiêu: Vỏ cam 250 g thái nhỏ, lách lợn 1 cái để nguyên, cho vào 3 bát nước, đun nhỏ lửa cho đến khi còn một bát, dùng cả nước lẫn cái.

Chữa chứng ăn không ngon miệng: Vỏ cam 250 g, gừng già 50 g, tất cả phơi khô, tán bột, trộn đều và uống ngày 2 lần trước bữa ăn, mỗi lần 1 thìa cà phê, liên tục trong 3-5 ngày.

4. Lưu ý khi sử dụng cam

Một số điều cần tránh khi dùng nước cam:

Uống nước cam khi bị viêm loét dạ dày, nước cam tốt cho sức khỏe với điều kiện dùng đúng lượng và đúng đối tượng. Đối với người bị viêm loét dạ dày, tá tràng hay viêm tuyến tụy thì cần tránh xa loại nước này. Bởi trong nước cam chứa axit (axit ascorbic – vitamin C), các chất hữu cơ làm tăng axit trong dạ dày, gây chứng ợ nóng và khiến tình trạng viêm loét thêm trầm trọng.

Uống nước cam vào buổi tối

Nước cam có tác dụng lợi tiểu. Do đó, uống nhiều loại trái cây này vào buổi tối sẽ gây tiểu đêm nhiều lần và mất ngủ. Đồng thời, vitamin C có trong cam cũng làm cho bạn khó đi vào giấc ngủ hơn.

Uống nước cam ngay trước hoặc sau khi uống sữa

Protein trong sữa sẽ phản ứng với axit tartaric và vitamin C trong cam gây ra hiện tượng chướng, đau bụng, tiêu chảy. Do đó, không nên ăn hoặc uống nước cam ngay trước và sau khi uống sữa.

Chia sẻ qua: Quay lại trang trước

Các tin khác:

Khách hàng của chúng tôi

Tổng lượng truy cập : 1575109
Số lượng online : 6