Foody24h chuyên cung cấp sỉ lẻ chanh không hạt cho các nhà hàng, quán nước giải khác, các siêu thị, cửa hàng thực phẩm. Giao hàng tận nơi trong nội thành, đảm bảo uy tín chất lượng.
Foody24h cung cấp chanh không hạt giá sỉ với số lượng lớn theo yêu cầu của khách hàng, với giá tốt nhất, chất lượng hàng tốt. Chanh không hạt tại Foody24h luôn có hàng 24/24 khi khách hàng đặt là có ngay khách hàng mua sỉ liên hệ 09 06 065 264 khách hàng mua hàng online đặt hàng tại FOODY24H.
Chanh không hạt có tên gọi tiếng anh là Lime. Đặc điểm của cây chanh không hạt là cây không gai, thích hợp và sinh trưởng tốt với khí hậu Việt Nam Hoa chanh không hạt mọc thành chùm, cánh hoa có màu trắng, dạng quả hơi dài, có vị chua và thơm.
Chanh không hạt Chanh Giấy Lim Ca, Chanh Mĩ , Chanh Không Hạt Mĩ có tên gọi tiếng anh là Persian Lime. Đặc điểm của cây chanh không hạt là cây không gai, thích hợp và sinh trưởng tốt với khí hậu Việt Nam Hoa chanh không hạt mọc thành chùm, cánh hoa có màu trắng, dạng quả hơi dài, có vị chua và thơm.
Giống chanh không hạt ít gai ở thân và quả giống với quả chanh truyền thống. Khi cành ở giai đoạn thành thục thì các gai bị thoái hóa, cây cho quả sai, một chùm cho 8-10 quả. Từ năm thứ 2 – 3 sẽ cho năng suất cao hơn. Chanh không hạt sẽ cho thu hoạch trên 9 năm mới bị thoái hóa
Cây có thể mọc cao đến 5m, thân cây không có gai, có tán lá tròn, trái chùm, không có hạt (hoặc chỉ có vài hạt). Chanh không hạt ra trái quanh năm. Cây còn có sức kháng bệnh rất mạnh, nhất là không thấy bị nhiễm bệnh vàng lá gân xanh như các loại cây có múi khác
Chanh không hạt dễ trồng, ít bị sâu bệnh lại cho trái quanh năm, thời gian từ trồng đến thu hoạch là 18 tháng. Trung bình một cây sẽ cho khoảng 30 kg, năng suất trung bình khoảng 35 - 40 tấn trái/ha/năm, bán với giá dao động từ 20 - 30.000 đồng mỗi kg, trừ chi phí nông dân còn lãi trên 400 triệu đồng một ha.
Chanh không hạt là một trong số những nông sản có giá trị xuất khẩu cao và đầu ra ổn định. Dưới đây là hướng dẫn trồng chanh không hạt theo hướng xuất khẩu.
Theo nhiều nhà vườn, hiện chanh không hạt loại 1 được thu mua tại vườn với giá 15.000 đồng/kg; loại 2 có giá 8.000 - 9.000 đồng/kg. Mức giá này giảm khoảng 5.000 đồng/kg so với tháng trước. Tại TP HCM, giá chanh không hạt bán tại chợ quanh mức 15.000 - 25.000 đồng một kg. Còn trên các xe đẩy, chanh được bán với giá 20.000 đồng.
Theo nhiều nhà vườn, hiện chanh không hạt loại 1 được thu mua tại vườn với giá 15.000 đồng/kg; loại 2 có giá 8.000 - 9.000 đồng/kg. Mức giá này giảm khoảng 5.000 đồng/kg so với tháng trước.
Chất chống oxy hóa là các hợp chất quan trọng trong việc bảo vệ các tế bào chống lại các phân tử gốc tự do. Khi tồn tại ở số lượng lớn, các gốc tự do có thể làm hỏng các tế bào trong cơ thể, gây ra nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như bệnh tim, tiểu đường và nhiều loại ung thư.
Chanh có nhiều hợp chất hoạt động có chức năng như chất chống oxy hóa trong cơ thể, bao gồm flavonoid, limonoid, kaempferol, quercetin và axit ascorbic.
Chanh có nhiều vitamin C, một chất dinh dưỡng có thể giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của bạn. Trong các nghiên cứu ống nghiệm, vitamin C đã cho thấy khả năng tăng cường sản xuất các tế bào bạch cầu, giúp bảo vệ cơ thể chống lại nhiễm trùng và bệnh tật. Hơn nữa, trong một số các nghiên cứu ở người, việc uống vitamin C giúp rút ngắn thời gian và mức độ nghiêm trọng của bệnh cảm cúm thông thường.
Ngoài ra, vitamin C có thể giúp vết thương phục hồi nhanh hơn bằng cách giảm viêm và kích thích sản xuất collagen- một loại protein thiết yếu hỗ trợ sửa chữa vết thương. Bên cạnh vitamin C, chanh cũng là một nguồn chất chống oxy hóa giúp tăng cường hệ thống miễn dịch bằng cách bảo vệ các tế bào, chống lại tổn thương do gốc tự do.
Chanh có một số tính chất có thể thúc đẩy làn da khỏe mạnh.
Loại quả này có hàm lượng vitamin C cao, loại vitamin cần thiết để tái tạo collagen trong cơ thể. Collagen là một loại protein giữ cho làn da săn chắc và khỏe mạnh. Một quả chanh cỡ trung bình nặng khoảng 67 grams cung cấp hơn 20% RDI cho chất dinh dưỡng này.
Một nghiên cứu trên 4.000 phụ nữ cho thấy những người ăn nhiều vitamin C có nguy cơ xuất hiện nếp nhăn ít hơn và tránh được tình trạng da khô trong quá trình lão hóa.
Bệnh tim là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên toàn thế giới. Nghiên cứu cho thấy chanh có thể làm giảm một số yếu tố nguy cơ bệnh tim. Chanh có nhiều vitamin C, có thể giúp hạ huyết áp, một yếu tố nguy cơ chính của bệnh tim
Ngoài ra, vitamin C có thể chống xơ vữa động mạch – sự xuất hiện của các mảng bám tích tụ trong động mạch, gây tắc nghẽn động mạch gây ra bệnh tim. Một nghiên cứu trên động vật cho thấy việc cho thỏ ăn vỏ chanh và uống nước chanh giúp làm chậm quá trình xơ vữa động mạch ở chúng.
Sỏi thận là những tinh thể khoáng nhỏ tích tụ thường gây đau đớn tồn tại trong cơ thể. Chúng có thể hình thành bên trong thận khi chất lượng nước tiểu quá đặc hoặc khi cơ thể có hàm lượng khoáng chất tạo đá cao, chẳng hạn như canxi.
Những loại trái cây có múi như chanh có nhiều axit citric, có thể ngăn ngừa sỏi thận bằng cách tăng mức độ citrate và loại bỏ các khoáng chất tạo đá trong nước tiểu. Một nghiên cứu cho thấy những người ăn nhiều trái cây thuộc họ cam chanh có nguy cơ bị sỏi thận thấp hơn đáng kể
Sắt là một chất dinh dưỡng thiết yếu để tạo ra các tế bào hồng cầu và vận chuyển oxy đi khắp cơ thể bạn. Nồng độ sắt trong máu thấp có thể gây thiếu máu. Các dấu hiệu thiếu máu do suy giảm sắt bao gồm mệt mỏi, khó thở khi tập thể dục, xanh xao, khô da và rụng tóc.
Những người ăn chay hoặc thuần chay có nguy cơ thiếu sắt cao hơn, vì các sản phẩm từ thực vật có chứa một dạng sắt được hấp thụ kém hơn so với nguồn sắt từ các sản phẩm động vật. Thực phẩm giàu vitamin C như chanh, có thể giúp ngăn ngừa thiếu máu do suy giảm sắt bằng cách cải thiện sự hấp thu sắt từ thực phẩm có nguồn gốc thực vật. Một nghiên cứu ở những người theo chế độ ăn chay cho thấy uống một ly nước chanh khoảng 250ml cùng với bữa ăn giúp tăng khả năng hấp thụ sắt thực vật.
Ung thư là một căn bệnh nguy hiểm, gây ra bởi sự phát triển bất thường của một số tế bào. Các loại trái cây có múi như cam chanh có các hợp chất được cho là có thể làm giảm nguy cơ ung thư. Ví dụ như flavonoid - hoạt động như một chất chống oxy hóa - có thể giúp ngăn chặn sự xuất hiện của các đột biến gen gây ung thư.
Hơn nữa, các nghiên cứu trong môi trường ống nghiệm cho thấy trái cây họ cam chanh có thể ngăn chặn sự phát triển hoặc lan rộng của các khối u đại tràng, cổ họng, tuyến tụy, vú, tủy xương, và các tế bào ung thư khác
Có vô số cách để sử dụng chanh trong cuộc sống hàng ngày. Chanh được đánh giá cao bởi lượng nước tự nhiên có trong quả cũng như hương tinh dầu ở trong loại quả này. Đó là một lý do tại sao chanh được coi là một thành phần chính trong ẩm thực Đông Nam Á và Mexico.
Ở những nơi khác trên thế giới - như Ấn Độ - chanh thường được ngâm để tăng thời hạn sử dụng và sau đó được thêm vào các món ăn để tăng hương vị. Vỏ chanh và nước chanh là những thành phần phổ biến trong các món tráng miệng và đồ nướng, như bánh nướng, bánh quy, và kem. Trái cây họ cam chanh thường được sử dụng trong các món ăn mặn hoặc để thêm hương vị cho các loại đồ uống có cồn và không cồn.
Bên ngoài việc sử dụng trong bếp như một nguyên liệu chế biến, chanh được sử dụng như một chất làm sạch tự nhiên và để trung hòa mùi hôi. Một số nghiên cứu cho thấy rằng chúng có đặc tính kháng khuẩn cao. Nước chanh có thể được trộn với giấm và nước để sử dụng như một dung dịch làm sạch hoàn toàn tự nhiên, không hóa chất.
Chanh là loại sản phẩm phổ biến, được bán tại tất cả các cửa hàng và siêu thụ - thường được tìm thấy cùng khu vực với các loại trái cây khác.
Trong hầu hết các trường hợp, chanh là một loại quả an toàn để sử dụng. Có ít hoặc hầu như không có tác dụng phụ đáng chú ý.
Tuy nhiên, đối với những người bị dị ứng với các loại trái cây có múi khác, nên tránh dùng chanh vì chúng có thể gây ra các triệu chứng dị ứng thực phẩm, chẳng hạn như sưng, nổi mề đay và khó thở. Nếu điều này xảy ra, người dùng nên tìm kiếm sự trợ giúp y tế.
Ngoài ra, một số người có thể bị trào ngược axit do ăn chanh hoặc uống nước chanh do tính axit cao của loại quả này. Các triệu chứng rối loạn tiêu hóa khác có thể bao gồm ợ nóng, buồn nôn, nôn và khó nuốt. Chính vì vậy, việc tiêu thụ quá nhiều chanh có thể làm tăng nguy cơ sâu răng, vì axit trong chanh và các loại trái cây có múi khác có thể làm mòn men răng. Việc súc miệng bằng nước thường sau khi ăn chanh hoặc uống nước chanh là một biện pháp hiệu quả để ngăn ngừa những ảnh hưởng này.
Trong một số trường hợp khác, bôi chanh trực tiếp lên da có thể khiến bề mặt da trở nên nhạy cảm hơn với tia UV mặt trời và gây viêm.
Cây chanh vốn khởi xứ từ vùng nhiệt đới, cùng họ với cam quýt. Vài năm đổ lại đây, chanh không hạt đặc biệt được ưa thích vì cách trồng giản đơn, kết trái dễ dàng và khả năng thích ứng nhiều vùng sinh thái. Chanh không hạt là giống cây nhập nội.
Cây chanh không hạt có thể cao tận 6 mét, thân nhú gai nhỏ nhưng không nhiều lắm, tán tròn, trái chùm, không hạt, kết trái quanh năm và sức kháng bệnh tốt, thường gọi là chanh tứ quý hoặc chanh bốn mùa vì mang lợi thế trồng quanh năm. Cây trưởng thành cho năng suất tầm 150 – 200kg/cây/năm và có tiềm năng xuất khẩu cao. Thường thì vào năm thứ 3, mỗi sào chanh không hạt mang đến thu nhập 35 triệu/sào (đã trừ chi phí đầu tư) góp phần gia tăng chất lượng sống người nông dân.
Thời vụ: Cây trồng được quanh năm nhưng sẽ mang hiệu quả tối ưu vào vụ đông xuân tháng 2 – tháng 3 và vụ thu đông tháng 8 – tháng 10. Khoảng cách: 3,5 – 4 mét/cây. Chanh không hạt thường được lên líp cao trên ruộng sau đó đào hố để trồng, bề rộng mỗi hố tầm 60 – 80 cm. Sau khoảng 10 – 20 ngày thì bón phân Urea pha loãng dưới gốc.
Sau 30 ngày thì dùng phân NPK dải xa gốc 20cm và thường xuyên tưới tiêu. Khi thấy đọt non ra tầm 1 – 2 cm thì bắt đầu xịt sâu rầy, tùy vào chu kỳ đọt mà sử dụng phân thuốc thích hợp. Chỉnh cho cây tròn tán nhằm lúc gió mạnh cây không gãy cành. Ngừa rệp sáp dưới rễ bằng thuốc đặc trị. Định hình cây vươn thẳng bằng cọc, không để cây rung rinh khiến rễ đứt.
Trước lúc trồng thì bón lót phân chuồng, phân hữu cơ hoai mục tầm 20kg /hố trồng. Trồng xong thì nhớ tưới nước giữ ẩm vừa đủ cho cây trong khoảng 2 – 3 ngày/lần vào các tuần đầu sau trồng. Sau đó cứ 1 tuần – 10 ngày tưới nước 1 lần.
Vào năm thứ 2, bón thúc tầm 100g – 500g phân urea/cây/năm. Phân thành 3 – 4 lượt bón vào gốc lấp đất hoặc pha với nước để tưới.
Lượng phân mỗi năm lệ thuộc lớn vào lượng quả thu hoạch của năm trước, theo đó ta nhắm chừng để bổ sung phân bón. Nếu cây chanh có dấu hiệu vàng lá hoặc cháy các mép bên ngoài nghĩa là cây đang thiếu hụt các nhân tố vi lượng.
Để khắc phục cần bổ sung các loại phân chuồng hoai mục, bên cạnh đó có thể phun phân bón lá chuyên dụng cho các cây ăn quả có múi nhằm hỗ trợ dinh dưỡng cho cây. Thời điểm phun thích hợp nhất là khi cây ra lá non hoặc đậu hoa vì sẽ đảm bảo cây nhiều quả đồng thời mọng nước và nâng cao sức chống chịu những loài sâu bệnh khác.
Những loại sâu công kích cây chanh thường là bọ xít, rầy, rệp… nên lấy tay không bắt giết nếu thấy ít. Còn nhiều thì phun thuốc Bi 58 5.05% hay Basa 0,2%.
Trường hợp sâu vẽ bùa thì dùng Padan 95WP 0.05% hay hỗn hợp 20ml Decis 25EC + 1 Lít BI58 pha loãng cùng nước để phun.
Nhện trắng là nguyên nhân gây rám quả, có thể phun Lưu huỳnh bột 20 – 25kg/ha hay Zineb 0,3-0,5%. Nếu là bệnh phấn trắng thì dùng Topsin M nồng độ 0,075 – 0,1% hay lưu huỳnh bột (20 – 30kg) hòa với vôi bột (7 – 10kg) để phun cho 1 ha.
Thường khi bón phân đạm quá nhiều sẽ xuất hiện sâu hại. Đặc biệt lưu tâm đến bệnh ghẻ gây hại lên lá và quả, bệnh này làm cây mất đi phẩm chất vốn có. Ngoài ra còn tình trạng nhện cắn gây rám quả. Bên cạnh đó nếu không thoát nước tốt vào mùa mưa, cây chanh sẽ rất dễ nhiễm bệnh thối rễ, gây vàng lá và chết.
Cắt bỏ hết quả nhỏ còn trên cây. Cắt tỉa các chồi vượt, cắt cành nhỏ, cành già, cành tăm trong tán giúp cây thông thoáng.
Đồng thời lấy cào có răng xới nhẹ đất cắt đứt bớt rễ nhằm hỗ trợ cây sẵn sàng phân hoá mầm hoa và trổ hoa vào đầu năm tới (tức là tháng 2 tháng 3).
Đến đầu tháng 12 thì ngưng tưới nước gây khô hạn khoảng 1 tháng, sau đó bón phân lại và tưới đẫm nước liên tục từ 2 – 3 ngày, cây sẽ trổ hoa đồng loạt. Giả sử trời mưa thì dùng nilon phủ kín gốc ngăn nước mưa thẩm thấu vào đất.
Khi quả bằng ngón tay thì bón thêm phân NPK 16-16-8 (0,7kg/cây) để chăm quả lớn. Các cây sau đó thì nâng lượng phân lên tuỳ vào sản lượng thu hoạch. Đối với những tỉnh phía nam thì các giai đoạn xử lý trên làm sớm hơn miền bắc 1 tháng. Lúc cây trưởng thành thì gai sẽ thoái hoá, tiện lợi để chăm sóc và thu hoạch.
Quả chanh có thể dùng tươi hoặc làm nguyên liệu chế biến xuất khẩu. Người dùng Họ rất chuộng chanh không hạt nên loại quả này rất có giá trị. Rất nhiều thị trường quốc tế như Lào, Thái Lan, Campuchia, Trung Đông… đã và đang có nhu cầu về mặt hàng này.
Lúc chanh vụ chính đang trổ hoa rộ, cuốc sâu 20cm – 30cm quanh tán cây. Cùng lúc dừng tưới nước, tưới phân, dùng tay hái bớt quả hoặc phun Ethrel để rụng bớt 50% trái vụ chính, tiếp đó lấp đất lại. Sau 7 – 10 ngày cây sẽ trút 40 – 50% lá non và lá bánh tẻ. Cuốc rãnh sâu 10cm quanh tán.
Bón mỗi gốc 1kg – 2kg phân kali clorua tùy vào tuổi cây. Hong khô đất 1 tháng sau đó tưới ẩm và chăm cây bình thường.Tầm 30 ngày sau cây chanh sẽ lại nảy lộc, trổ hoa và ra quả vào tháng 6 – tháng 7.
Thời gian thu hoạch vào tháng 12 – tháng 2 năm sau. Chanh không hạt có đặc tính thích nghi cao, muốn có thêm thu nhập chúng ta có thể trồng xen canh với cam, quýt, tiêu, cafe…
Copyright © 1999 CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI FOODY24H
Sữa đà lạt milk sâm hàn quốc sâm hàn quốc chính hãng đà lạt milk dalat milk Công ty thiết kế web